Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Ô nhiễm không khí do khói, bụi đang diễn ra thường ngày ở Hà Nội đặc biệt vào mùa khô hanh. Tại các nút giao thông lớn, trục đường chính và các khu công nghiệp luôn ở trong tình trạng nằm trong 'bão' bụi. Mỗi khi các phương tiện chạy qua, cả đoạn đường bỗng mờ ảo trong làn khói bụi vô cùng độc hại.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Kết quả quan trắc tại Hà Nội cho thấy, tại 250 điểm trên địa bàn đo kiểm có tới 180 điểm đo (chiếm 72%) có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Cụ thể, đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt tới 11 lần, Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần, đường Phạm Văn Ðồng vượt 3,6 lần. Chỉ sau một năm, nồng độ bụi đường Nguyễn Chí Thanh cũng đã tăng lên đáng kể, từ 172,2 mi-crô-gam/m3 lên 244,2 mi-crô-gam/m3. Từ đó cho thấy mức độ ô nhiễm không khí do khói bụi ngày càng gia tăng.

 

Ô nhiễm không khí do khói bụi chủ yếu từ khí thải động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) Tại Hà Nội đã có xấp xỉ 2 triệu xe máy, 150 nghìn xe ô-tô các loại thường xuyên hoạt động. Khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, 70% số xe máy đang lưu hành không đạt tiêu chuẩn cho phép về khí thải, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí. Ngoài ra, nguyên nhân quan trọng khác gây bụi là do xe chở vật liệu xây dựng không đúng quy định, xưởng sản xuất, sinh hoạt….

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học về các chất khí thải xe cơ giới, khói bụi gây ô nhiễm không khí vào những tháng ít mưa có tính a-xít. Khói bụi có tính a-xít tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài. Cụ thể, kết quả đo đạc cho thấy bụi có kích thước nhỏ hơn 2,1 mm chiếm 50% tổng lượng bụi (mùa khô) và con số này là 20% vào mùa mưa. Chính các hạt bụi mịn này nguy hiểm do mang tính a-xít, trong khi các hạt bụi lớn thường trung tính.

Bụi mịn là yếu tố gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất, có kích thước rất nhỏ nên khó sa lắng, vì thế chúng tồn tại rất lâu trong không khí và phát tán rất xa. Mũi và đường hô hấp trên chỉ có khả năng loại các hạt bụi có kích thước lớn hơn 2,5 mm, nên bụi mịn dưới kích thước này xâm nhập rất sâu vào phổi, thậm chí vào máu gây nên một số bệnh về hô hấp hay các loại bệnh như vô sinh, tim mạch rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Làm sao để bảo vệ bạn và gia đình trước thực trạng ô nhiễm không khí do khói bụi nặng nề như hiện nay? Điều đầu tiên dễ nhận thấy đố là mức độ ô nhiễm chư có dấu hiệu dừng lại, vậy ngoài các hoạt động cộng đồng cùng ngăn chặn ô nhiễm chúng ta phải tự bảo vệ sức khỏe của mình: dùng khẩu trang khi tham gia giao thông, trồng thêm cây xanh, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dùng máy lọc không khí, phun sương sa lắng bụi…..

Vậy giải pháp nào cho ô nhiễm khói bụi tại các thành phố lớn. Đó đang là bài toán nan giải đối với các nhà chức trách, tổ chức về môi trường hay chính thái độ và hành động của chính chúng ta tới công cuộc làm sạch bầu không khí – thanh lọc cuộc sống.

Cùng chuyên mục

Ô nhiễm không khí là gì

Lượt xem : 675

Đăng ngày: 09-01-2016

Xem thêm...

Khí thải xe máy làm ô nhiễm bầu không khí

Lượt xem : 1842

Đăng ngày: 09-01-2016

Xem thêm...